Thế nào là Thiền Định, Chánh Định, Phật Định

-

Thế nào là Thiền Định ?
Thế nào là Chánh Định ?
Thế nào là Phật Định ?

Chánh Định là Định Vô Vi
Tâm không thủ giữ Ngã không bóng hình
Rõ hay Pháp giới chuyển mình
An nhiên tịch tĩnh Tỏ Tường Vô vi
Chánh Định là Thị Chân Tâm
Tịnh Thanh Thường Chiếu Rõ Soi Mê Lầm
Tịnh Thanh Nào Nhiễm Biệt Phân
Không cầu Không chấp
Không Mình không Ta
Tịnh Thanh Trùm Khắp Gần Xa
Chẳng Không Chẳng Có Chẳng Ta Chẳng Người
Tịnh Thanh Không Khứ Không Lai
Tịnh Thanh Không Khởi Đúng Sai Muộn Phiền
Chân Tâm Chân Tánh Hiện Tiền
Tâm là Cứu Độ Tánh là Từ Bi
Vô Ngã nên rõ đường đi
Đâu là bờ Giác đâu là Bản nhiên
Chân Tâm Thanh Tịnh Giác Nguyên
Luôn là Chân Định muôn phần rõ thông
Chân Tâm chẳng Có chẳng Không
Có liền điên đảo
Không càng Hư Vô
Chân Tâm Chân Đạo Chân Như
Thường mà Không Trụ
Diệt Sinh chưa từng
Chân Tâm Huệ Trí Thẫm Sâu
Bồ Đề Bất Nhiễm Hữu Dư Niết Bàn

Thưa các bạn hôm nay Thiện Trí xin cùng các bạn cùng nhau Tham Cứu thế nào là Chánh Định hay còn gọi là Phật Định trong Kinh văn Đại Thừa Liễu Nghĩa.
Vâng ai cũng biết là Thiền Định là Pháp đã có trước khi Đức Phật xuất hiện, cho nên cái Thiền Định mà Đức Phật dạy thì chúng ta phải gọi là Chánh Định của Phật Pháp hay còn gọi là Tam Muội.


Tam-muội (Samādhi) là từ tiếng Phạn, tức là ngôn ngữ của Cổ Ấn Độ, thường được dịch là Chánh Định, hoặc dịch là Chánh Thọ .
Trong kinh diễn đạt ý Chánh Định có nghĩa là: “Thiện tâm nhất xứ trụ”,
Có nghĩa là Chánh Định cũng có nghĩa là Thiện Pháp bởi vì Phật Pháp Đại Thừa xác định rõ ràng là Khởi Vọng Niệm là Bất Định là Ác Pháp tạo tác ra Ác Nghiệp là Luân Hồi Nhân Quả. Như vậy thì Chánh Định phải được hiểu là Thiện Tâm của Phật Thừa .
Còn trong kinh Di Giáo viết :
“ Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”
Chánh Định là chế ngự tâm trụ tại chỗ Vô Trụ thì không gì chẳng hoàn thành.
Còn Lục Tỗ Huệ Năng thì nói:
“ Trong Không Động Tâm
Ngoài Không Dính Tướng “
Tại sao vậy?
Bởi vì:
“ Bồ Đề Bổn Vô Thọ “
Vâng thưa các bạn chúng ta phải nên hiểu rằng Chánh Định là Chánh Thọ mà Chánh Thọ có nghĩa là chỉ có yêu Thương chỉ có cho đi mà Không Có Thọ Nhận. ( Vì Có Thọ Nhận liền có Luân Hồi Nhân Quả )
Trên đây đều là những ý nghĩa căn bản của hai chữ Chánh Định hay còn gọi là Tam Muội của Phật Pháp Liễu Nghĩa.

Sau đây là đoạn trích từ
Hựu Trí Độ Luận viết: ‘Tùng Thủ Lăng Nghiêm tam-muội nãi chí Hư Không Tế Vô Sở Trước Giải Thoát tam-muội, hựu như Kiến Nhất Thiết Phật tam-muội, nãi chí Nhất Thiết Như Lai Giải Thoát Tu Quán Sư Tử Tần Thân đẳng, vô lượng A-tăng-kỳ Bồ Tát tam-muội’. Như thị đẳng chư tam-muội vô bất cụ túc, cố vân cụ túc thành tựu bách thiên tam-muội”


Tạm hiểu là : “Từ Thủ Lăng Nghiêm tam-muội cho đến Hư Không Tế Vô Sở Trước Giải Thoát tam-muội, lại như Kiến Nhất Thiết Phật tam-muội, cho đến Nhất Thiết Như Lai Giải Thoát Tu Quán Sư Tử Tần Thân v.v…, vô lượng A-tăng-kỳ tam-muội của hàng Bồ Tát”. Các tam-muội như thế không gì chẳng đầy đủ, nên nói là “thành tựu đầy đủ trăm ngàn tam-muội”).
Vâng thưa các bạn thông qua đoạn Kinh văn chúng ta biết được rằng Chánh Định trong Phật Pháp là có Vô Lượng Vô Biên Chánh Định và lý do là vì con người Chúng ta có Vô lượng Vô Biên Tâm , mà mỗi Tâm Khởi của chúng ta đều là Lăng Xăng đều là Bất Định ..!
Vâng nói cách khác Chánh Định của Phật dạy trong Kinh còn gọi là Nhất Thiết Giải Thoát Tri Kiến Tam Muội có nghĩa là chuyển hoá Vô lượng Vô biên Tâm đến chỗ hoàn toàn dứt hẳn không còn có một cái Tâm Lậu Hoặc dù là Vi Tế nào nữa là thành Phật.
Điều này chỉ bày ra điều Cốt Tuỷ của Chánh Định là Hành Pháp Chấm Dứt tất cả các Lậu Hoặc ở nơi Tâm.
Vâng điều này cũng xác định rõ ràng là người Tu tập mà Muốn Đắc Thiền Định thì Pháp Tu tập là phải Chuyển Hoá Thức Tâm thành Phật Trí. Có nghĩa là Chuyển hoá tất cả các Tâm Thức Chấp Ngã Chấp Pháp Tham Sân Si Mạn Lậu Hoặc về lại chỗ Thanh Tịnh bản nhiên Thuần Khiết.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu Là Việc Chuyển Thức Tâm Thành Phật Trí cụ thể là phải làm những gì?

Đầu tiên chúng ta phải biết rõ trong Kinh Phật dạy là Chánh Định vốn là một phần Then Chốt của Bát Chánh Đạo .

Qua đoạn Kinh sau chúng ta sẻ rõ hơn về Chánh định của Bát Chánh Đạo mà Đức Phật đả chỉ dạy :

“ Thế nào là con đường đưa đến thế giới diệt tận ?
Là tám Thánh đạo:
Chánh kiến, chánh trí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, Chánh định.
Đó gọi là con đường đưa đến sự diệt tận thế giới.”
( Diệt Tận Thế Giới là chấm dứt Sinh Tử Luân Hồi là Cứu Cánh Viên Mãn là Chuyển Thức Tâm thành Trí Tuệ Phật)
Vâng thưa các bạn đây chính là con đường Chân Chánh mà tất cả ai là người Tu tập Phật Pháp đều phải Đi . Nếu các bạn có học Thiền Định ở đâu mà không thấy nói đến Bát Chánh Đạo là biết được rằng chỉ là Tà Pháp Không phải là Chánh Pháp của Phật dạy.
Vâng và chúng ta cũng phải biết được rằng Thiền Định của Phật dạy phải bao gồm đầy đủ Bát Chánh Đạo .! Có nghĩa là 8 chính là 1 . 1 chính là 8 . Không có chuyện tách biệt ra để Tu . Vâng xin nói rõ ràng hơn nữa là Bát Chánh Đạo chính là Pháp Tánh Của Phật chính là Diệu Tâm Chân Tánh mà chính người Tu Tập phải từng bước Từng bước Thể Hội .


1/ Chánh Kiến của Phật Pháp Đại Thừa là Không Kiến.
Có Khởi Kiến chính là Rơi vào Ngã Kiến Nhân Kiến Chúng Sinh Kiến Thọ Giả Kiến Tức Là Phàm Phu .
Không Kiến của Phật dạy cũng Không phải là Hoàn Toàn Là Không vì nếu như thế thì là Chấp Không Phật gọi là Đoạn Kiến. Vậy thì Phật dạy rằng là người Tu tập là ngưng dứt Không còn có sở hữu Ngã Kiến nữa.! Việc việc cần phải làm thì chỉ có Khởi Trí Tuệ .


2/ Chánh Trí.
Vâng việc việc cần phải làm thì người Tu Tập chỉ được phép Khởi Trí Tuệ. Vậy thì câu hỏi được đặt ra là Thế nào là Trí Tuệ Phật.?
Là Tâm Thức của Thế gian nhưng mà đã Lìa Xa Ngã Chấp và Pháp Chấp. Là Trí Tuệ Suy Xét để có thể Làm Tốt tất cả các Pháp Lành nhằm giúp Vô Lượng Vô Biên Chúng Sinh Trọn Thành Phật Đạo .
Xin các bạn Chú Ý rằng việc Phát Tâm Rộng Độ Chúng Sinh ở trong Khắp Pháp Giới mười phương mới chính là Tác Nhân Xuất Sinh nên Phật Trí. Người chưa thật sự Phát Tâm thì mãi mãi không có được Phật Trí ! Phật Trí chính là Chánh Trí vậy.


3/ Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng.
Vâng thưa các bạn Việc Việc của người Tu tập làm là vì Chúng Sanh vì Pháp Giới vì Phật Đạo . Tâm Dụng Trí Tuệ Phật để Rộng Độ Chúng sinh Cho nên mỗi một Lời nói ra chắc chắn là Chánh Ngữ có thể hiểu ngược lại là Mỗi một lời nói của người Tu tập đều trở thành ngôn ngữ Phật Pháp… Đây là điều Bất Tư Nghì chỉ có người Tu và người được Thọ Nhận Phật Pháp mới thật sự cảm nhận được.!
Gọi là Chánh Nghiệp là vì người Tu Tập đã tự mình Phát Tâm Rộng Độ Chúng Sinh Trọn Thành Phật Đạo , điều này có nghĩa là người Tu tập đã tự mình Từ Bỏ tất cả các Nghiệp Nhân Quả Báo của Quá Khứ từ Vô lượng kiếp..! Từ nay trở đi đã Mang Một Nghiệp Nhân Mới gọi là Gánh Vác Gia Nghiệp Như Lai ….. Hì hì đây chính là Chỗ Bất Tư Nghì Của Phật Pháp Đại Thừa Liễu Nghĩa vậy.!
Như vậy thì người Tu tập từ nay trở thành người đã hoàn toàn Vượt Thoát ra khỏi mọi Trói Buộc của Quy Luật Sinh Tử Luân Hồi Muôn Vạn Kiếp rồi.! Cho nên Phật Pháp gọi là Chánh Mạng vâng Mạng của bạn bây giờ là Vị Chúng Sinh Vị Phật Pháp mà có Thọ Mạng, không còn phải bị Trói Buộc bởi Nghiệp Nhân Quả Báo từ vô lượng kiếp nữa. Lý do là rất chính xác và dể hiểu.! Bởi vì người Tu tập đã Lìa mọi Ngã Chấp , đã lìa mọi Ngã Kiến nên Luân Hồi Nhân Quả là Không thể có mặt được nữa.!


4/ Chánh Phương Tiện .
Vâng thưa các bạn Chánh Phương Tiện Là một Từ Phật Pháp mang nội hàm Không phải ai cũng cảm nhận được.!
Ví dụ như là trong Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy rằng Những Ai Mà Dùng Thức Tâm Phân Biệt để Tu Tập thì chỉ là Nấu Cát mà đòi Thành Cơm ! Nhưng mà chúng ta đều biết rằng mình chưa thể cũng như chưa Từng sử dụng Trí Tuệ Phật thì lấy gì để làm Nền Tảng cho việc Tu Tập? Vâng thưa các bạn Phương Tiện là chỗ này.!
Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng Chánh Pháp còn phải bỏ Huống Gì Là Phi Pháp.!
Có nghĩa là Phật Pháp cũng không được Chấp Trước.! Phật Pháp chỉ sử dụng mà không được Chấp vào nó !
Vâng thưa các bạn Chánh Phương Tiện chính là Phật Pháp chính là Thiên Kinh Vạn Luận chính là Tam Tạng Kinh Điển . Người Tu tập là có thể Tuỳ nghi mà sử dụng, tuỳ duyên phận mà Thọ Nhận mà Tu Học nhưng mà không được phép Chấp vào Phật pháp.
Ví dụ như Cụ thể là có một bà cụ từ nhỏ là Không biết Phật Pháp cho đến khi già 80 mươi tuổi mới bắt đầu Tu tập. Chỉ học Niệm một câu A Di Đà Phật để Buông Bỏ tất cả các Duyên vì bà chỉ một lòng mong muốn được trở về với Phật. Vậy mà chỉ sau 3 năm Niệm Phật bà đã Tự Tại Vãng Sanh Trước khi Vãng Sanh Thật sự nhận Biết Đức Phật đính Thân đến tiếp dẫn.! Như vậy thì so với những người học Thiên Kinh Vạn Luận mà trước khi chết lại phải mang Bệnh Đau Khỗ Não , rồi chết đi thì vẫn không biết được rằng mình sẽ về đâu.?


Vậy thì xin thưa rõ là:
Ai mà dụng Kinh Phật hay Pháp Phật mà có thể Thăng Tiến Tâm Linh từng bước chuyển hoá Tâm của mình trở về chỗ Thanh Tịnh Bình Đẳng và Giác Ngộ thì Phật gọi là Chánh Phương Tiện. Còn tuy là có học Phật ,tuy là có đi chùa hay làm được rất nhiều việc Phước Thiện nhưng mà Tâm vẫn Không Thanh Tịnh ,Tâm vẫn Không Bình Đẳng và tất nhiên là Không được Khai Ngộ thì không phải là Dụng Chánh Phương Tiện rồi.!
Xin nói rõ thêm về việc Khai Ngộ .! Phật Pháp gọi là Đại Khai Viên Giải! Một người mà Tu Tập đúng Như Pháp thì sẽ có một ngày Thông Tỏ được tất cả các Tông Chỉ Nền Tảng Phật Pháp.! Cụ thể là Đọc Bất Cứ Kinh văn nào cũng có thể Biết Được Ý Nghĩa Chân Thật mà Kinh Phật muốn diễn bày. Ở đây cái mà chúng ta là đang nói là nói về Chánh Định thì ý nghĩa quan trọng nhất của một người mà gọi là có Chánh Định rồi mà nói rằng Kinh văn này Phật nói gì Tôi Không Hiểu thì chắc chắn là người ấy học Tà Định chứ không phải là Chánh Định . Lý do là Ai Cũng Biết là trong Phật Pháp thì Giới Định Tuệ chính con đường Phật Pháp duy nhất tức là Không có con đường nào khác.! Bạn nói rằng tôi có Định Công nhưng mà Trí Tuệ lại chưa có là Sai rồi.! Giới Định Tuệ chính là một Pháp Không phải là 3 Pháp. Ai Tu tập mà cho rằng hay nghỉ rằng Giới Định Tuệ là 3 Pháp Tách Rời Riêng Biệt thì Sai Rồi . Sẽ mãi mãi là Không Có Đắc Định và Tất nhiên là Không có Giác Ngộ!


Như vậy thì trở với cụ bà 80 tuổi tại sao bà lại chỉ có ba năm Niệm Phật mà có Thành Tựu vậy. Xin thưa là vì trong Tâm bà Giới và Định hoàn toàn miên mật hoàn toàn là Vô cùng Tinh Tấn ! Trong Tâm của bà hoàn toàn không còn bị Ô Nhiễm bởi tất cả các Pháp Thế Gian . Bà không có quan tâm Bất cứ việc gì từ ăn uống quần áo tiền bạc vật chất của cải con cháu ..! Hết thảy Không có trong Tâm của bà . Bà Thật sự Biết là mình sẽ chết chẳng Mang Theo được gì .! Cho nên chỉ chuyên nhất Niệm Phật cầu Sanh Tịnh Độ . Một Khi Tâm đã hoàn toàn có thể Buông Xã thì Kinh Phật dạy rằng Tâm Thanh Tịnh ắt Sanh Thật Tướng. Tức là Tâm Thanh Tịnh sẽ Sanh Trí Tuệ. Khi Trí Tuệ Sanh rồi thì Tâm lại càng Bất Thối Chuyển, càng tự biết rằng mình cần phải làm gì để có thể đạt được Cứu Cánh Phật Pháp.!

5/ Chánh Niệm.
Thưa các bạn Khi nói đến Chánh Niệm thì chúng ta phải biết rằng có Vô Số Người Tu Tập Thiền Định đã vì Lầm Tưởng cho nên Cố Công Gắng Sức Ngồi Thiền để Diệt Trừ Vọng Niệm , để cầu mong Chánh Niệm.!
Như vậy thì Khi bạn Tập Trung Cao Độ để Ức Chế Tâm Dằn Nén Không Cho Niệm Khởi và nghỉ rằng đó là Pháp Tu đó là Thành Tựu thì nhiều lần Đức Phật đã bác bỏ việc này trong Kinh.! Đây là Chấp Không Phật Pháp gọi là là Ngoan Không, Người Tu tập như vậy khi chết đi thì Sanh vào Trời Vô Tưởng Thiên và phải ở trong Vô Tưởng Thiên này đến 800 ngàn Đại Kiếp . Đức Phật gọi những vị Tu tập này là Hạt Giống lép. Chúng ta cũng đều biết rằng là dù Tu tập ở Bất Cứ Tầng Thiền Nào Khi Xuất Thiền đều phải Xã Thiền . Nhưng mà ít Ai biết được rằng Xã Thiền là Pháp giúp Buông Xuống Bản Ngã Hay nói cách khác là Xã Thiền chính là Pháp Buông Bỏ Ngã Chấp và Pháp Chấp. Ngã Chấp là có Ta ngồi Thiền, Pháp Chấp là Có Pháp Thiền để ta Hành ..!

Tất những gì nãy chúng ta nói đều là những Ý Niệm cơ bản của người Tu tập cần phải biết . Bởi vì trong Kinh văn vẫn thường dùng Từ Vô Niệm nên mới có chuyện rất nhiều người bị Lầm.! Thật sự là vì họ học Kinh chưa được đầy đủ chứ Kinh Liễu Nghĩa chỉ dạy rất rõ. Có Niệm và Vô Niệm là một Không phải là Hai là Bất Nhị. Biết được rõ ràng Hữu Niệm cũng chính là Vô Niệm là Chánh Niệm. Nhưng mà nói như thế thì chắc chắn là rất rất nhiều người vẫn không thể Hội.
Vâng vậy thì chúng ta sẽ đi ngỏ khác để có thể biết được rằng Thế Nào Là Vô Niệm là Hữu Niệm là Chánh Niệm?
Kinh Kim Cang Đức Phật chỉ dạy rằng Ưng Vô Sở Trụ Sinh Nhi Kỳ Tâm. Nói ngắn gọn lại là Vô Trụ mà Sinh Tâm có nghĩa là Khởi Niệm thì Tâm phải Vô Trụ thì mới được xem là Chánh Niệm!
Vâng thưa các bạn Vô Trụ có nghĩa là Tâm Không ,có nghĩa là Vô Tâm ,có nghĩa là Trong Tâm Không có Chấp Trước , là Không có Dung Chứa Bất cứ một Ý Niệm ,một quan niệm Hay một Quan điểm gì!
Người mà Vô Tâm như thế thì gọi là Tâm Vô Trụ , và bà cụ 80 mươi tuổi là một ví dụ cụ thể. Trong Tâm bà hoàn toàn trống rỗng không có chứa chất một Quan điểm gì không có Ngã Chấp để mong cầu Không có Ngã Chấp để Ham Muốn . Tâm hoàn toàn Thanh Tịnh vì chỉ có Niệm Phật vì Nghỉ đến Phật vậy thì Phật Pháp gọi bà cụ là Tâm đã Vô Trụ. Quay trở lại chỗ chúng ta nếu chúng ta có Khởi Niệm thì trong Tâm phải Thật Sự sạch sẽ tất cả các Quan điểm ,Quan Niệm là Không thể có mặt hay nói cách khác là trong Tâm Không Có Phân Biệt ,Không Có Chấp Trước vào các Tướng Ngã Nhân Chúng Sanh Thọ Giả .
Tâm Thanh Tịnh vì lìa tất cả các Tưởng Tướng Cho dù là vi tế ở trong Tâm thì Niệm Khởi chắc chắn là Chánh Niệm. Tại vì sao lại nói là Chánh Niệm vậy? Xin thưa là bây giờ Niệm Khởi đã không còn bị trói buộc bởi các Ý Niệm đã được Huân Tập sẵn ở trong Tâm nữa.
Một vấn đề mà chúng ta phải biết là Hầu như tất cả các Ý Niệm của con người chúng ta đều là do Nghiệp Thức làm chủ cho nên Khi Khởi Niệm thì không phải là Chánh Niệm mà Niệm Khởi do Nghiệp Thức sai sử.!
Vâng vậy là chúng ta đã biết được rằng Chánh Niệm là Không phải Vô Niệm nó chỉ gần gần với Vô Niệm thôi lý do là Khi Khởi Niệm thì trong Tâm Không được phép có Chấp Chứa những Quan Niệm Ngã Chấp , vì có Ngã thì sẽ sử dụng những Quan điểm Quan Niệm đã được Huân Tập
có sẳn từ Vô lượng kiếp.

6/ Chánh Định
Một người Tu tập đến chỗ này rồi thì Chánh Định là chắc chắn Hiện Tiền bởi vì 7 Pháp trên mà có thể Hoàn Toàn Lưu Xuất Tự Nhiên thì chính là Chánh Định đang được Thực Hiện rồi vậy.
Thưa các bạn vừa rồi là chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu về Bát Chánh Đạo của Phật Pháp Liễu Nghĩa tức là của Phật Pháp Xuất Thế Gian Pháp. Cho nên nếu các bạn thấy rằng nó Không giống như những gì mà mọi người thường được đọc trên những Kinh Sách thông thường , thì phải biết Bát Chánh Đạo đó chì là Thế gian Pháp hay chỉ là Bát Chánh Đạo căn bản của Phật Pháp Tiểu Thừa vậy.!
Bây giờ chúng ta sẽ bàn thêm về cái gọi Chánh Định Liễu Nghĩa Đại Thừa . Chánh Định là đích đến của Phật Pháp Liễu Nghĩa có nghĩa là Người có Chánh Định chính là người đã Thật sự Giác Ngộ là người đang Trì Phật Pháp Tận Độ Chúng Sinh một cách Miên Mật .!
Như vậy thì chúng ta cũng có thể hiểu được rằng Thiền Định là Pháp Thế Gian Không phải là Phật Pháp Liễu Nghĩa.!

Chúng ta sẽ xem xét Tổ Bồ Đề Đạt Ma tức là ông Tổ của Thiền Tông Trung Hoa nhằm để hiểu rõ hơn thế nào là Chánh Định thế nào là Thiền Định .
Ngài Đạt Ma đến Trung Hoa là để Truyền Phật Pháp Rộng Độ Chúng Sanh . Tuy là ông Tổ Thiền Tông nhưng mà Tông Chỉ Của ngài lại là Trực Chỉ Chân Tâm
Kiến Tánh Thành Phật..!
Hoàn toàn không có sự thiên lệch để chỉ chuyên dạy về Thiền Định .
Điều này có nghĩa là Phật Pháp Đại Thừa Viên Đốn phải là Pháp Tâm chứ không phải là Thân Pháp .
Thiền Định sự thật chỉ là một Pháp Định Tâm trong 84 vạn Pháp Môn của Phật Đạo .! Chưa phải là Cứu Cánh Phật Pháp nên Không phải là Phật Pháp Liễu Nghĩa.
Vâng sẽ có nhiều người nói ngài ngồi 9 năm Diện Bích chính là cổ suý việc ngồi Thiền xem như là Pháp chính yếu trong Thiền Tông. Xin thưa là Không phải là như vậy.! Ngài ngồi Thiền 9 năm là muốn Thị Hiện cho chúng ta biết được rằng Vô Sanh Pháp Nhẫn là Như Thế Nào . Bởi vì Phật Pháp Liễu Nghĩa là Phật Pháp Cứu Cánh cho nên là Không có việc phải đi Phan Duyên để có thể Hóa Độ Chúng sinh mà là chỉ Tuỳ Duyên. Người mà muốn cầu Pháp Liễu Nghĩa thì phải là người có căn cơ lớn ,phải là một người hết sức , hết lòng cầu Đạo Vô Thượng . Và Trong Phật Đạo thì Hữu Cầu Tất Ứng .
Cho nên Ngài ngồi Diện Bích 9 năm nhằm chỉ đợi một mình ngài Huệ Khả đến để ngài truyền Pháp mà thôi .
Người thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng. Chúng ta đều biết được rằng mặc dù là Lục Tổ của Thiền Tông nhưng mà cả đời Ngài hoàn toàn không có ngồi Thiền , thậm chí là cũng không cho các đệ tử của mình ngồi Thiền.! Nhưng mà đến khi Ngài Nhập Niết Bàn thì lại để lại toàn thân Xá Lợi với tư thế ngồi Thiền. Cả hai trường hợp trên đều chỉ ra rằng Tu Tập Phật Pháp Liễu Nghĩa là Tu Tâm Thanh Tịnh không có chuyện Tu Tướng. Ngồi Thiền chỉ là nữa Tu Tướng nữa Tu Tâm cho nên chỉ là Pháp Thế gian . Và cũng có rất nhiều Đạo Giáo khác có Pháp Ngồi Thiền cũng như là trong Nhân Gian cũng có Vô số phương pháp Tu Thiền Định khác nhau.!
Nhưng mà Thiền của Đức Phật thì chắc chắn là ở một Tầm mức Bất Tư Nghì vì Chánh Định là thành tựu viên mãn của người Thật Sự Hành Trì Phật Pháp Rộng Độ Chúng Sinh, nó không phải là là cái Định của người chỉ cầu mong được Thanh Tịnh Cho Riêng Mình. Bởi vì người chỉ cầu mong Thanh Tịnh Cho Riêng Mình là đã bị Ngã Chấp Sai Sử cho nên Thanh Tịnh của họ vẫn mãi mãi chỉ là Vọng Tưởng, không thể nào đạt được Cứu Cánh. Khi họ chết đi thì phải Đoạ vào Vô Tưởng Xứ Thiên mãi đến 800 ngàn Đại Kiếp.
Lập lại việc này là muốn chỉ ra một sự thật rất là Bất Ổn của rất nhiều người Tu Thiền nhưng mà do không có tìm hiểu cặn kẽ hay là nghe theo những lời Mê Hoặc của một số Tà Đạo giả Danh Phật Pháp nên Tu Thiền lại cố gắng Chấp vào Không cụ thể là Diệt Vọng Niệm.!

Phật Pháp có Vô lượng Pháp Môn. Trong đó việc Định Tâm là rất cần thiết. Các Pháp Định Tâm thông thường của Phật Pháp là.
1 /Ngồi Thiền Định nhằm Định Tâm là Tông Chỉ rất căn bản của nhiều Pháp Tu. Muốn Định Tâm cần Tu 2 Pháp là Thiền Quán và Thiền Chỉ


2/ Tụng Kinh Phật.
Tụng Kinh Phật cũng chính là Pháp Tịnh Tâm Căn Bản đơn giản nhất mà cũng hiệu quả nhất. Rất rất nhiều người nhờ vào việc Tụng Đọc Kinh trong nhiều năm nên Tâm đã có thể Định . Một khi Tâm Định liền dẫn đến việc có thể Khai Ngộ nghĩa Kinh mà mình chuyên Tụng điều này dẫn đến Việc có thể Giác Ngộ.


3/ Niệm Chú cũng chính là Phật Pháp Định Tâm đắc lực. Bằng chứng là có rất nhiều người Tu Tập Niệm Chú cũng dần dần chuyển hoá Tâm về chỗ Định Tỉnh dẫn đến việc Có Thể Khai Ngộ Nghĩa Kinh mà Giác Ngộ.
Thưa các bạn bởi vì Giác Ngộ thì mới Khởi Tu có nghĩa Giác Ngộ chỉ là Cánh cữa Phật Đạo mới được mở ra nên chưa phải là Cứu Cánh của Phật Pháp.
Vì Phật Pháp Đại Thừa Liễu Nghĩa thì chỉ có thể nói đến Phật Định Hay còn gọi là Chánh Định .!

Chánh Định của Phật là Pháp hiện bày Tâm Ý của người Tu tập đã được hoàn toàn Thanh Tịnh trong mọi cảnh Duyên .
Chánh Định của Phật dạy là chỉ dành riêng cho người đã Phát Tâm Bồ Đề Vô Thượng Rộng Độ chúng sinh. Đây là điều kiện tiên quyết của Chánh Định Liễu Nghĩa hoàn toàn không thể có cách nghỉ nào khác đi được.
Còn Thiền Định chỉ là Pháp Thế Gian Không phải là Phật Pháp Cứu Cánh Viên Mãn và nếu không có Phật Pháp hướng dẫn còn có thể dẫn đến chỗ bị đoạ vào Hầm Không Kiến Không có lối thoát.
Vâng vậy thì Chánh Định của Phật Pháp Tu tập là phải làm gì?

Nhìn Thấu Buông Xã chính là Pháp Tu Tập Chánh Định . Bởi vì Nhìn Thấu là Trí Tuệ và Định Công là Buông Xã.
Vâng Định Công là Buông Xã mà cụ thể là Làm Tất cả các Pháp lành Rộng Độ chúng sinh mà Trong Tâm hoàn toàn Buông Xã Không có Dính mắc Không có Chấp Trước vào Ngã Nhân Chúng sinh Thọ Giả. Không có Khởi Ngã Kiến Nhân Kiến Chúng Sanh Kiến Thọ Giả Kiến. Vì Không có Khởi Kiến Hoặc Lậu Hoặc trong lúc Rộng Độ chúng sinh Cho nên Tâm Ý luôn luôn là Thanh Tịnh và đây cũng chính là ý nghĩa Phật Định Chân Thật vậy.

Hay nói cách khác là một người thật sự buông vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xuống, Tâm trở về “thanh tịnh, bình đẳng, giác”, tâm đạt được thanh tịnh, tâm đạt được bình đẳng, tâm đạt được giác, giác này chinh là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, nên đó gọi là Chánh Định Giải Thoát tam-muội.
Vâng thưa các bạn Phật Pháp Liễu Nghĩa thì rất là đơn giản vì chỉ là Nhìn Thấu vì chỉ là Buông Xã cho nên trong Kinh Kim Cang Phật mới nói là Phật Thật sự là Không có Pháp để Tu mà Thành Phật .
Muốn hiểu được việc này mời các bạn xem đoạn Kinh văn sau:

Phật đọc cho tôn giả Ca-Diếp nghe một bài kệ truyền pháp.
Pháp bổn pháp vô pháp :
Pháp bổn lai là không cho nên không có pháp nào để nói.
Vô pháp pháp diệc pháp :
Tuy nhiên nếu nói rằng không pháp, chúng ta lại Diệt Pháp ( Đoạn Kiến)
Kim phó vô pháp thời :
Nay Ta trao truyền lại Vô Pháp này
Pháp pháp hà tằng pháp :
Là Chẳng có Pháp mà cũng Chẳng Không có Pháp

Diển nghĩa:
Bởi Vì Là Phật Pháp Độ Tận Chúng sinh nên muốn làm được việc này thời phải rời mọi Chấp Trước mọi Phân Biệt Có Không ở trong Tâm. ( Giữ Tâm Thanh Tịnh là luôn luôn Chánh Định )
Phân Biệt là Có Độ Sanh liền có Ngã Chấp
Phân Biệt là Không Có Độ Sanh liền trở thành Đoạn Kiến .
Rời Có Không chính là Rời Ngã Chấp là Rời Pháp Chấp là Rời Khỏi mọi Trói Buộc của Nhân Quả của Tam Giới của Lục Đạo vậy.

HNL Thiện Trí
Nam Mô A Di Đà Phật

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments