KINH SÁU SÁU (Lần 4 – tuần 3 – phần 3)

-

HT THÍCH GIÁC KHANG

…Chúng ta thấy như câu chuyện của Huệ Năng và Huyền Giác cũng đặt trên cái tâm. Huệ Năng là Tổ đã đắc quả rồi muốn thử Huyền Giác đắc không mới kéo trở về tâm của hiện tượng, tức là tâm của chu kỳ, tâm của tam giới của chúng ta. Huyền Giác mới nâng cái chỗ đó đưa qua Bát Nhã là tâm của bậc Thánh nhân, rồi Ngài kéo trở lại tâm của người trời của chu kỳ của 4 đường ác, của 4 đường thiện, rồi Huyền Giác đưa trở về tâm bậc Thánh, rồi Ngài kéo trở lại tâm hiện tượng của người trời phàm phu nữa, Ngài kéo tâm của bậc Thánh cho tới 4 lần như vậy.

Thứ nhất, mới vô Ngài đặt câu hỏi liền. Đạo Phật có 2 câu thôi: 1 câu Alahán và 1 câu là Bồ Tát phát bồ đề tâm đi tới Như Lai.

Sau khi đi 3 vòng không lạy thì Huệ Năng hỏi “Đại Đức từ đâu đến mà ngã mạn, tự cao quá vậy”. Thì Ngài mới nói “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng lắm”, ở đó mà lễ lạy. Ngài coi Huệ Năng trả lời sao, nếu Tổ trả lời có Pháp môn thì Ngài bỏ đi liền không lạy, chỉ xá thôi.

Thì Huệ Năng mới nói “Sao không ngay cái sanh tử mà nhận lại cái vô sanh”, không có pháp môn chỉ nhận lại thôi, “Sao không ngay lượn sóng mà Đại Đức nhận lại dòng nước”. Sóng không phải là dòng nước, dòng nước chuyển biến từng sátna nó không bao giờ mất, cứ trôi chảy mãi, đứng lặng mà chuyển biến, từ đó tham -sân – si, gió bát phong của Đại Đức mới mượn cái đó mà đổi thành lượn sóng có nhận thức và đối tượng nhận thức, cái kia không có đối tượng. “Sao không ngay cái sanh tử mà nhận lại cái vô sanh, sao không ngay cái vô thường mà liễu tri cái chân thường.” Ngay dòng nước chảy sao Ngài không tuỳ thuận với dòng nước, Ngài chống lại làm chi, Ngài chận lại làm chi, nó không bao giờ mất, nó là vô lượng vô biên, nó trôi chảy hoài, mà nó là nền tảng tạo ra tất cả lượn sóng ác, lượn sóng thiện thì Ngài cứ nhậm vận theo nó, Ngài tự tại trong nó, Ngài tùy thuận nó, Ngài liễu tri nó.

Thì Huyền Giác đã qua hết rồi. Ngài nói “Nhận lại tức là vô sanh”. Ngay sanh tử mà tôi nhận lại thì cái “nhận lại là vô sanh” đâu có tu cái gì, ngay trong cái liễu tri cái chơn thường thì “Liễu tri tức là chơn thường”, tôi tuỳ thuận. Thì tuỳ thuận là Như lai, là Bồ tát Thánh. Thì trả lời như vậy là hết rồi, đâu có pháp môn, đâu có tu tập, đâu có cải sửa, đâu có từ từ, đâu có lai rai gì đâu. Không ai dạy ai được, cái đó tự mỗi người đi lấy.

Huệ Năng mới khen “Hay lắm. Hay lắm”. Đại Đức đã hiểu đúng rồi ( chứng minh cho Huyền Giác cũng như thọ ký là được rồi, ông vậy là đúng rồi).

Huyền Giác bây giờ mới quỳ xuống lạy 3.000 oai nghi tám muôn tế hạnh. Sau khi lạy rồi mới đứng hầu Huệ Năng, hầu Tổ. Hầu đâu chừng 2 tiếng đồng hồ mới xin Tổ về. Tổ đã ấn chứng rồi mà biết ông này có đúng không hay ông này mép 2-3 cái, thôi thử thêm một cái nữa.

Tổ: (Huệ Năng) “Đại Đức sao về mau quá vậy?”

Thì Ngài (Huyền Giác) mới biết rằng Huệ Năng xỏ mình nữa, Tổ chơi mình nữa. Ngài nói “Vốn mình chẳng động lấy cái gì mà mau chậm”: Tôi về là về xác thân chứ cái tâm tôi có về đâu. Mà Đạo Phật là đứng trên cái tâm, cái tâm tràn lan cùng khắp, tâm tôi với tâm Ngài là 1, tôi về là cái xác thân tôi về, làm gì có mau với chậm, tôi về nhưng tôi vẫn bất động.

Thì Huệ Năng biết ông này độc đáo, mình kéo qua hiện tượng giới, qua luân hồi – ông kéo trở lại giải thoát. Tổ đánh cho thêm một búa nữa “Ai biết mình chẳng động?”: Đại Đức nói bất động mà làm sao Đại Đức biết bất động, ai biết bất động?

Thì Huyền Giác mới thấy Huệ Năng xỏ mình thêm 1 cái nữa. Ngài nói “Tự tôn giả, tự Tổ sanh tâm phân biệt”, cái dòng nước nó chảy vậy thôi, Tổ dùng tư tưởng chặt nó thành sóng, dòng nước đâu có sóng, dòng nước là dòng nước chứ đâu có người biết, đâu có đối tượng nhận biết, chỉ có dòng nước thôi, mà Tổ dùng tư tưởng chặt nó thành lượn sóng, lượn sóng người ta, con trâu, con bò, con chó, có người biết và có đối tượng hiểu biết.

Chẳng hạn như tôi là người, tôi thấy nước là nước thì có tôi biết và có nước được biết ; còn các nhà hoá học thì là có tôi là nhà hóa học biết và nước là H2O ; còn loài thuỷ tộc, cá thì nó có cái hiểu biết là con cá, thì nước là nhà ở, không khí của nó. Mà thật sự nó chỉ là nước đâu có hình tướng gì đâu mà Tổ chặt làm 2 có người biết và có đối tượng hiểu biết, “Tự Tổ sanh tâm phân biệt”, không có vấn đề mà Tổ đặt vấn đề. Cuộc sống sanh-già-bệnh-chết là thường thôi, không có vấn đề mà Tổ nghĩ làm sao đừng sanh, làm sao đừng già, làm sao đừng bệnh, thì do Tổ không muốn già, không muốn bệnh cho nên mới có sự khổ đau, già là thân già, cảm giác đau, chứ Tổ biết thì cái biết đâu có đau, cái biết đâu có già, mà Tổ chặt ra, Tổ không chạy theo cái biết mà chạy theo cái tư tưởng. Thì mình thấy hay. Huyền Giác mới nói là tự Tổ sanh tâm phân biệt chứ cái bất động thì nó là cái dòng nước, nó chảy như vậy đâu có gì là người biết và đối tượng biết.

🙏Tổ đâu có vừa. Tổ nói hay quá hay quá, ông giỏi “Ông thật sự hiểu được cái ý vô sanh”. Nghĩa là cái bất tử cái Niết Bàn ông hiểu được, ông hiểu được cái ý của Niết Bàn, mà Niết Bàn làm sao có ý nữa?

Thành ra Tổ vừa khen mà vừa đút ngọn dao vô đó, hễ ông chụp được cái khen là Tổ đâm chết liền. Mình thấy là độc đáo.

🙏Thì Huyền Giác đâu phải là tay bở. Trời ! Tổ chơi mình nữa, vừa khen vừa đâm mình, nếu mình chịu tiếng khen là Ngài giết mình chết.

Thì Huyền Giác mới hỏi: Niết Bàn bất sanh mà có sanh có ý nữa sao Tổ? Niết Bàn mà còn nghĩ về Niết Bàn nữa sao? còn tưởng tượng Niết Bàn nữa sao? Tưởng tượng Niết Bàn đâu phải là Niết Bàn? -Niết Bàn của tưởng tượng! Niết Bàn thật sự là không thể tưởng tượng được!

🙏 Mà Tổ đâu có chịu vừa. Tổ nói “Không ý thì ai phân biệt đây?”. Không có ý là không có tư tưởng thì người nào mà phân biệt đây?

Chúng ta thường thường phân biệt cuộc sống chúng ta có 3:

• Tôi phân biệt – Có đối tượng (người ta, trâu, bò, heo, chó) để phân biệt – Có tư tưởng phân biệt.

• 3 cái: nhân – ngã – chúng sanh.

• Tam luân: có tôi tu – có Niết bàn tôi chứng đắc – có phương pháp để tôi chứng đắc.

🙏 3 cái mà Tổ đưa ra 3 ngọn dao đâm một lượt vào Huyền Giác. Huyền Giác gạt một hơi 3 ngọn, kẹt giữa 1 ngọn thì bị đâm chết. Nếu mà Ngài nói là không ý là không có tư tưởng thì ai mà dùng tư tưởng để biết đây để phân biệt đây, phải có Ngài – có đối tượng để Ngài phân biệt – và có sự phân biệt của tư tưởng, nếu không có thì làm sao sống. Ngài ăn Ngài không có miệng ăn sao? Mà không có đồ vật để ăn sao? Ngài ăn thì Ngài phải biết là có cái miệng ăn, có đồ vật để ăn và đồ vật ngon dở cái đó Ngài phải biết chứ…Cái này đâm chết mình!

Cuộc sống nếu không có vậy quý vị sống bằng cái gì? Bậc Thánh nhân, Phật không có ăn sao? Rồi không có món đồ ăn cho Phật ăn sao? Rồi ăn Ngài không biết món này ngọt, chua, cay sao?

Mà biết thì cũng có 3 cái: có Đức Phật – có món đồ ăn – và có sự phân biệt đồ ăn này ngon hay dở. Phật cũng biết ngon dở chua cay Ngài biết chứ, không lẽ ăn Ngài ăn đồ ngọt Ngài không biết ngọt sao? ăn đồ mặn Ngài không biết mặn sao?

Ngọt mặn là phân biệt. Phân biệt cái gì – có Đức Phật – và có cái món đồ ăn – 3 cái.

Rồi đây chúng ta thấy chết! “Không ý thì ai phân biệt đây?” Hồi nãy thì cái dòng nước nó không có sóng rồi mới dùng tư tưởng chẻ ra có sóng là có nhận thức và đối tượng nhận thức, có 2 cái.

Ngài Huyền Giác bác luôn. Bác, Ngài đưa về tới 3 cái – cái thứ 3 thì nếu không biết nữa thì Phật là cây đá, là địa ngục. Địa ngục đâu có biết, cục đất, cái bình thuỷ hay cái nhà nó có biết gì đâu, nó không có sự sống mà nó cũng không có cái biết…mà nó không có sự sống – thì là địa ngục.

Mà giờ chẳng lẽ Đức Phật Ngài cũng không biết gì hết?

Phật cũng giống như mình?

(Có Đức Phật ăn – có món ăn phật tử cúng dường cho Ngài là đối tượng – rồi ăn vô Ngài mới phân biệt món này ngon hay dở, ngọt hay chua, cay, mặn. Như vậy có 3 cái: có Đức phật – có món đồ ăn phật tử cúng – và có cái phân biệt của Ngài. Phật cũng vậy thôi).

Như vậy là “Không có ý thì ai đứng ra phân biệt đây? Chết ! Chúng ta thấy giữa Đạo Phật với ở ngoài đời, phàm phu với Thánh nhân nó giống hệt, nhưng mà nó khác. Cái khác này mà con người luân hồi, còn Thánh nhân giống hệt như mình nhưng giải thoát. Giải thoát cái gì? Ai trói cột mình?-

..🙏.Đức Phật có một danh từ gì quý vị nhớ không?

Chúng ta có danh từ “vua trời, vua người”.

Còn tôi, quý vị là vua cỏ.

Còn “Đức Phật là Vua Pháp” thì mình cũng phải là “Pháp Vương tử”, con của Vua pháp.

Vua Pháp là nắm tất cả các sátna và chu kỳ.

Chu kỳ thì dễ mà sátna thì khó vô cùng. Cái chuyển biến của sóng thì dễ, mình dùng cái nhận thức của mình chia chẻ phân biệt, tổng hợp thì khoa học làm được, thì học sinh lớp 12 làm được, cái đó dễ dàng.

Xác thân này có mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-óc thì mình phân biệt được. Mắt tiếp xúc với sắc trần (sắc-thinh-hương-vị-xúc). Còn ra cảm giác mình cũng hiểu được, tư tưởng mình cũng hiểu được, ý chí thì hơi khó, rồi tới thần thức linh hồn còn khó nữa, nhưng mà cái này dễ hiểu, tôi giảng quý vị có thể nắm được. Khó nhất là mạtna và alaya.

Còn cái linh hồn nó không có hình tướng, nó có hình thôi, nó trôi chảy, nó không thêm, không bớt, không sanh, không diệt, không to, không nhỏ mà nó là cái nền tảng để sinh ra mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-óc, cái này quý vị làm sao hiểu.

Thành ra Pháp Vương là phải hiểu chuyển biến chu kỳ và chuyển biến sátna.

Chuyển biến chu kỳ là có hình, có tướng. Có hình là có thời gian, là nhận thức của mình. Có tướng là có không gian, là đối tượng của nhận thức.

Thì cái nhận thức của mình là vô thường. Cái đối tượng nhận thức là sự vật là vô ngã…

…Cái tâm là vô thường, nó không có bền, nó thay đổi hoài. – Còn đối tượng cái tâm là nghĩ tới con, nghĩ tới nhà cửa, nghĩ xe, nghĩ tới bài pháp đó là vô ngã nằm trong không gian.

Nhưng mà còn một cái vô thường đặc biệt nữa là vô thường mà mất không gian chỉ còn thời gian thôi, chỉ có sự chuyển biến và chuyển biến, đứng lặng nhập vào đứng lặng, đó là linh hồn của chúng ta…

🙏Tôi nhắc lại vấn đề của tư tưởng và Bát Nhã là 1 vấn đề khó khăn nhất. Mà nếu chúng ta lọt qua tư tưởng, chúng ta tưởng mình là Phật là bậc Thánh thì chúng ta lọt vào ngũ ấm ma…

…Quý vị nên nhớ cái nhận thức con người mới là quan trọng nhất. Mà nhận thức của Đạo Phật là qua cái Bản thể, qua Bất tử. Thành ra Đạo Phật chia ra 6 thần thông:1-Thiên nhãn thông là con mắt 2-Thiên nhĩ thông là tai. 3-Tha tâm thông là cái lỗ mũi. 4-Túc mạng thông là cái lưỡi. 5-Thần túc thông là cái xác thân. 6-Lậu tận thông là cái óc cái tư tưởng.

Alahán đắc lậu tận thông. Còn đắc 5 cái thần thông kia là cõi trời (thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, thần túc). Tới Lậu tận thông mới Alahán.Và khi phát bồ đề tâm thì cái thông mới đổi thành cái minh, thì có bát (😎 minh…

Thông là gì? Thông là không chướng ngại, trực nhận tất cả cái hiện tượng này, do mắt thấy đều bình đẳng, tức là vô phân biệt.

Thông là không có chướng ngại gì nữa, tất cả đều bình đẳng, tất cả đều phát hiện từ cái Chân như tức là Chơn không, là Niết bàn tịch tịnh của Alahán, nhưng như vậy là mới giải thoát cho cá nhân mình thôi. Còn biết bao nhiêu người đau khổ, bây giờ phải phát bồ đề tâm, đổi 6 cái thông này ra cái minh.

Minh là gì? Minh là cái trí tuệ sáng suốt tùy thuận trong đó mà không chướng ngại, không phải trực nhận mà tùy thuận luôn.

Chúng sanh mà địa ngục thì mình mang cái tâm địa ngục luôn, nhưng mà luôn luôn vẫn là cái tâm Như Lai. Chúng sanh là atula, là người trời, Ngài thị hiện tâm atula, người trời nhưng mà luôn luôn vẫn là cái tâm bất động của Như Lai. Rồi nếu cái tâm nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, tứ không Ngài thị hiện nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, tứ không nhưng mà Ngài vẫn là Như Lai.

🙏Quý vị về cố gắng ôn lại cái bài Huyền Giác và Huệ Năng. Thì cuối cùng còn có cái nhận thức thôi…

…Tôi đọc Na Tiên tỳ kheo, vua Mi Lan Đà nói Đại Đức cho ví dụ … rất hay. Tôi đọc tôi tưởng là đúng rồi. Nhưng bây giờ tôi qua Đại thừa tôi thấy không ổn, đúng thì đúng nhưng mà đúng ở nghiệp cảm duyên khởi thôi, qua alaya thì sai, không được toàn diện.

…Na Tiên Tỳ Kheo hỏi “1 người chết ở cõi người với 1 người chết ở cõi trời tam thiền thì người nào về trước”? Thì Vua trả lời về 1 lượt.

Nhưng mà bây giờ tôi thấy nghiệp cảm duyên khởi, có không gian thì không bao giờ 1 lượt được. Chừng nào thế giới của sátna là không có không gian thì mới 1 lượt được…

…Thành ra tôi thường đặt câu hỏi. Thí dụ bây giờ 1 người vãng sanh về Hạ phẩm Hạ sanh của thế giới Cực Lạc rồi 1 người vãng sanh về Thượng sanh của Trung phẩm, thì ai về trước? Thì bây giờ trả lời 1 lượt là đúng, mà trả lời trước sau là sai vì thế giới Cực Lạc khác thế giới Uế độ. Tại sao vậy? Vì thế giới Cực Lạc nó không có không gian, vì thế giới này không gian nó hoá giải vào thời gian…

…Tại sao vậy? Quý vị phải suy nghĩ thế giới của không gian thì có trước có sau, còn thế giới phi không gian chỉ có thời gian không thì nó phải phát hiện chứ nó không có đầu thai.

…Nếu mà chúng ta hiểu được vậy thì chúng ta tin cái thế giới Cực Lạc một cách như thấy chỉ trên bàn tay, không có vấn đề tin hay không tin, mà thấy rõ như vậy…

St Pháp Âm Sư Khang

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments