Ma Vương Ba Tuần là từ đâu? Thuộc về tha lực hay tự tánh biến hiện?

-

TRẢ LỜI:

Là tự tánh biến ra. Ngoài tự tánh thì không có tất cả pháp, một pháp không thể được. Ma Vương từ đâu tới? Ma Vương là do phiền não của chính mình biến hiện ra, nói cho chư vị biết, chính là từ trong tham sân si mạn nghi mà biến hiện ra.

Cho nên Phật với Ma là một không phải hai, hai mặt của một thể, tâm bạn thanh tịnh thì hiện ra chính là Phật, là Phật Bồ Tát.

Bạn thử nghĩ xem, Thích Ca Mâu Ni Phật nói cho chúng ta Thập Pháp Giới, nhân duyên của Thập Pháp Giới vô lượng vô biên. Ngài nói vô lượng nhân duyên cho chúng ta, nhân tố đầu tiên là gì? Nhân tố quan trọng nhất, điều này đáng để chúng ta thể hội thật sâu sắc, nhân tố đầu tiên mà Phật nói là tâm bình đẳng.

Bạn nghĩ xem bình đẳng là gì? Trong tâm của bạn động một ý niệm thì không bình đẳng nữa. Giống như nước, nước không gợn sóng thì mới bình đẳng, hơi chút xíu gợn sóng thì không bình đẳng nữa. Cho nên thế nào là bình đẳng? Không có vọng tưởng phân biệt chấp trước nữa thì là bình đẳng, lúc này Phật hiện tiền.

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói rất nhiều:

– Phật hiện tiền rồi, Phật hiện tiền chính là tự tánh hiện tiền, là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Thiền Tông Trung Quốc nói rất hay.

– Bồ Tát là tâm gì? Tâm Lục Độ: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát nhã. Thường hay giữ tâm này, tự hành hóa tha, đây là Bồ tát.

– Bích Chi Phật là tâm Thập nhị nhân duyên,

– A La Hán là tâm Tứ Đế.

– Thiên Nhân là thượng phẩm thập thiện tứ vô lượng tâm. Tứ vô lượng là từ- bi- hỉ- xả.

– Cõi người là tâm ngũ giới thập thiện,

– Xuống dưới cõi ngạ quỷ là tham, tâm tham,

– Cõi địa ngục là tâm sân khuể,

– Cõi súc sanh là tâm ngu si, đây là Tham- Sân- Si.

– Cõi A Tu La là trong Thập Thiện có xen tạp cống cao ngã mạn, hiếu thắng, thích tranh đấu chính là A Tu La.

Cho nên bạn nghĩ xem Phật và Ma đều là tự tánh hiện ra, có thể nói tự tánh thiện thì chính là Thanh Văn, Duyên Giác, Phật, Bồ Tát, Thiên Nhân. Tự tánh ác thì hiện ra La Sát, Quỷ Vương.

(Học phật vấn đáp – Tập 14)

HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG khai thị

nguồn: (facebook) Nguyện Mạnh Thái

________________________________________

NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO

“Nhất thiết duy tâm tạo” không có nghĩa là tâm tạo ra hết, từ núi non đến trăng sao gì cũng tâm tạo ra.

Không phải vậy.

Mà nhất thiết duy tâm tạo nghĩa là THÁI ĐỘ của mình đối với cái thực tại mình đang đối mặt hằng ngày này.

Niết Bàn hay địa ngục đều là thái độ của mình đối với cái thực tại này.

Không phải là chúng ta làm cái gì đó để đi đến một cái niết bàn nằm ở đâu đó.

Không phải như vậy.

Ở đây là Niết Bàn hoặc ở đây là địa ngục hoặc ở đây là súc sanh, ở đây là ngạ quỷ hay thiên đàng.

– Nếu chúng ta ở đây và bây giờ có một cái tâm sáng suốt hoàn toàn vô ngã vị tha thì đó là tâm Phật, tâm Bồ tát.

– Nếu chúng ta hoàn toàn thanh tịnh giải thoát thì đó là tâm A La Hán.

– Nếu chúng ta hoàn toàn thuận pháp thì đó là tâm Tu Đà Hoàn.

– Nếu chúng ta hiền thiện vui vẻ thanh thoát thì đó là tâm các cõi trời.

– Nếu chúng ta sống đâu đó đàng hoàng có tình có lý thì đó là cõi người.

– Nếu chúng ta sống chỉ biết có ăn có ngủ chỉ biết hưởng thụ thôi thì đó là súc sanh.

– Nếu chúng ta mỗi ngày chỉ biết khao khát cái này khao khát cái kia, mong muốn cái này, mong muốn cái nọ thì đó là tâm ngạ quỷ.

– Nếu chúng ta muốn quyền hành, ở trong nhà thì muốn là gia trưởng, ra ngoài thì muốn điều khiển mọi người thì đó là tâm A tu la; hễ ai không nghe lời mình thì mình nổi sân.

– Nếu mình sống trong hung ác và đau khổ , vừa hung ác vừa đau khổ với những hung ác đó thì đó là địa ngục.

Do đó thái độ của mình đối với cái thực tại này như thế nào là quyền tự do của mỗi người.

Thầy Viên Minh

nguồn: (facebook) Duy Nguyễn, sưu tầm

____________________

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Xin thường niệm A DI ĐÀ PHẬT, nguyện cầu sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments