Nhiếp trọn sáu căn tịnh niệm liên tục

-

A Di Đà Phật

Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không.

“Cố cát nhân, ngữ thiện, thị thiện, hành thiện, nhất nhật hữu tam thiện, tam niên thiên tất giáng chi phúc.” (Do vậy, người cát tường nói lời lành, nhìn điều lành, làm điều lành, mỗi ngày có ba điều lành thì ba năm trời ắt sẽ ban phước cho).

“Hung nhân, ngữ ác, thị ác, hành ác, nhất nhật hữu tam ác, tam niên thiên tất giáng chi họa.” (Còn kẻ ác nói lời ác, xem điều ác, làm điều ác, mỗi ngày có ba điều ác, ba năm trời ắt sẽ giáng họa.)

“Hồ bất miễn nhi hành chi.” (Sao không cố gắng thi hành vậy thay?)

Ấn Quang Đại sư, trong truyền thuyết đều nói Ngài là Đại Thế Chí Bồ-tát tái lai. Đại Thế Chí Bồ-tát có trí huệ nhất, các vị nhắc đến Bồ-tát đều biết Văn Thù Bồ-tát đại biểu cho trí huệ mà không biết đến Đại Thế Chí Bồ-tát. Đại Thế Chí đại biểu cho trí huệ thông minh tuyệt đỉnh, làm thế nào biết được vậy? Ngài đề xướng “Nhất môn thâm nhập, chuyên tu chuyên hoằng”. “Nhất môn” thì lựa chọn pháp môn nào? Là pháp môn niệm Phật. Ngài dạy người “Nhiếp trọn sáu căn tịnh niệm liên tục”, đó là trí huệ thông minh tuyệt đỉnh, đơn giản mà rõ ràng, đơn đao trực nhập, cầu lấy con đường thành Phật.

Các vị cần phải ghi nhớ, Thích-Ca Mâu-Ni Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ tán thán A Di Đà Phật “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”. Tay phải và tay trái của “Phật trung chi vương” có thể kém hơn so với người khác sao? Thế còn có thể gọi là “Vua trong các Phật” sao? Cho nên chúng ta có thể thể hội được Quán Thế Âm Bồ-tát và Đại Thế Chí Bồ-tát đều ở trên hết thảy các vị Bồ-tát khác. Phật là “Phật trung chi vương” nên hai vị Bồ-tát này là Bồ-tát trung chi vương. Điều này chúng ta có thể tượng tượng ra được. Văn Thù Bồ-tát và Phổ Hiền Bồ-tát không thể so sánh được. Trong hội Hoa Nghiêm chúng ta thấy Văn Thù Bồ-tát và Phổ Hiền Bồ-tát đều cầu nguyện vãng sanh thế giới Cực Lạc.

Tôi giảng kinh Hoa Nghiêm kinh được một nửa, nghĩ Văn Thù và Phổ Hiền tu pháp nào? Do thuở ấy, tôi chưa có tín tâm đối với Tịnh Độ, nhưng cũng chẳng hoài nghi, cũng chẳng phản đối, không muốn tu Tịnh Độ, vẫn là muốn học Giáo. Kết quả là lật xem phần sau kinh Hoa Nghiêm, đều thấy [các vị Bồ Tát] phát nguyện cầu sanh về Tịnh Độ. Lại đọc phần năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài đồng tử, đúng là đều dạy thâm nhập một môn, huân tu lâu dài.

Hai vị đại sĩ Quán Âm và Thế Chí này là người giúp đỡ A Di Đà Phật giáo hóa chúng sanh, là lão sư của thế giới Tây Phương Cực Lạc. Văn Thù Bồ-tát và Phổ Hiền Bồ-tát đến đó vẫn là học trò. Cho nên nhất định phải hiểu được chân tướng sự thật này thì tâm tôn kính của chúng ta đối với Phật Bồ-tát mới có thể sanh khởi được, tâm kính trọng và ngưỡng mộ, tâm học tập mới có thể phát ra được, mới biết được giáo huấn của các Ngài quan trọng. Những điều hai vị Bồ-tát dạy vô cùng đơn giản, càng đơn giản thì càng không thể nghĩ bàn, càng thâm sâu, có thể phổ độ hết thảy chúng sanh trong pháp giới. Vì vậy hai câu tổng kết này là hết lòng hết dạ khuyên bảo chúng ta, từ bi đến cực điểm.

A Di Đà Phật

Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không.

Cung kính trích: THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN – Tập 128

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 91

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments