Nhân sinh là khổ, hành đạo Bồ đề lại càng khổ hơn

-

Hỏi: Lão Hòa thượng dạy chúng con phải ngồi xếp bằng niệm Phật, song ngồi đến một giai đoạn nào đó thì gân rút nhức nhối. Chúng con rất muốn đắc Bảo tạng như lời khai thị của Ngài, nhưng ngồi lâu đau nhức lại khởi lên, trong thân rất nhức nhối, nếu cố tiếp tục, tâm cũng chỉ loạn động thôi. Theo Hòa thượng, chúng con phải làm sao? Điều này, y học cho là một trong những yếu tố làm tổn hao phế quản. Như người niệm Phật vào giờ phút lâm chung, phải nhất tâm bất loạn mới có thể vãng sinh, nhưng nếu gặp phải đớn đau khổ não, người đó có được vãng sinh không? Có thể nhất tâm bất loạn không? Kính thỉnh Hòa thượng khai thị điều này cho chúng con–những người sơ cơ học đạo–có rất nhiều chướng ngại, không thể giải quyết được!

Đáp: Nhân sinh là khổ, hành đạo Bồ đề lại càng khổ hơn. Song cái khổ của nhân sinh vốn đã khổ lại càng thêm khổ, không ngày giải thoát. Người hành đạo Bồ đề tuy cũng khổ, nhưng thực ra (tu hành) cũng không có gì là khổ, chỉ sửa đổi tập khí lỗi lầm sau mới được an vui. Nói xa hơn, như hút thuốc, uống rượu là tập khí của ngày sau (theo Duy thức học, chủng tử này có tên Câu sinh pháp chấp), sở dĩ gọi vậy là vì những tập khí này, chúng ta sẽ huân tập sau khi lọt lòng mẹ, do huân tập lâu ngày nên thành thói quen. Vẫn biết hút thuốc, uống rượu chỉ hại chứ không có lợi, song muốn dứt bỏ những tập khí này, thật sự không đơn giản. Nếu hiểu dùng chúng là khổ, nhất định phải bỏ đi, bỏ đi sẽ không thấy khổ nữa. Không hút thuốc, uống rượu có rất nhiều điều lợi, vừa không tốn tiền mà thân thể còn được mạnh khỏe, lại không phế bỏ công việc sinh nhai.

Hiện tại, chúng ta tịnh tọa có đau đớn, đó là vì chúng ta đang sửa đổi những tập khí phàm phu, giống như đem thân mình mà luyện thành thép vậy, nếu không luyện thì sẽ không thành. Như gỗ không khắc không ra tượng Phật, dù lúc làm phải đục, phải đẽo rất khó khăn. Thế gian có câu: “Luyện được cái khổ trong cái khổ mới là người thượng nhân”, hay “Nhất kinh nhất phiến hàn triệt cốt, trảm đắc mai hoa phác tỷ hương”. Nghĩa là: “Chẳng phải một phen sương lạnh buốt, hoa mai đâu thể ngửi mùi hương”. Lúc ngồi công phu cũng vậy, ban đầu đau chân, dần dần đau xương chậu, đau lưng rồi đến đỉnh đầu, kế tiếp trên thân toát mồ hôi… đó là những giai đoạn mà cơ thể trải qua để lưu thông huyết quản. Huyết quản một khi lưu thông sẽ hết đau đớn. Tịnh tọa phải ngồi xếp bằng mới có thể vào sâu định được, nếu không đau đớn sẽ khởi lên. Thử hỏi chúng ta có thể nhập định được không? Có đạt được nhất tâm bất loạn không? Khó lắm! Cho nên, lúc công phu, nhất định phải trải qua những giai đoạn này. Chỉ có luyện tập, công phu mới có thể tiến bộ, mới đạt đến an lạc. Trái lại, nếu sợ đau đớn, mãi mãi chúng ta chỉ trôi nổi trong đau khổ mà thôi.

Để có được hạt cơm mang đến cho người dùng, người làm nông phải gieo trồng hạt giống, chịu nhiều vất vả, dãi nắng dầm mưa. Còn nếu sợ khổ nhọc, không trồng trọt cày bừa thì làm sao có lúa? Nếu không có lúa, lấy đâu để thu, lấy đâu để ăn, để chứa! Cho nên, bạn nên biết: “Chư Phật lấy khổ làm thầy”, chính trong cái khổ mà chịu đựng được mới có thể thành tựu, trở thành người tài. Về vấn đề tổn hao thần khí cũng vậy, Phật pháp dạy có hai loại bố thí, là nội tài và ngoại tài. Phàm những gì thuộc ngoài thân thể gọi là ngoại tài, như nhà cửa, động sản, bất động sản… Riêng tổn hao thần khí thuộc về bố thí nội tài, là chân chính hành Bồ tát đạo, giống như ngài Xá Lợi Phất lúc mới phát tâm Bồ đề, liền có người tìm đến Ngài để xin bố thí mắt vậy.

Tổn hao thần khí hay không đó là vấn đề quan niệm, khổ hay không khổ cũng là quan niệm. Cứ xem như mình xả bỏ thân mạng để cứu người, vả lại, thân mạng này chết rồi có gì nắm giữ được đâu? Do đó, bạn cần phải nhẫn nhục thọ khổ, hào hùng mà làm, không luận là khổ ra sao đều phải nhận thọ. Nếu có quan niệm không đúng, tư tưởng không thông, căn bản là do không xả được, nên dù có muốn bỏ thì cũng không bỏ được, không đau cũng sợ đau.

Ví dụ khi chúng ta thọ Bồ tát giới, trước tiên cần phải đốt liều. Khi chưa thọ giới, thấy người khác đốt liều cúng dường chư Phật để tiêu trừ nghiệp chướng, tăng trưởng phước huệ, tự mình cũng muốn đốt, song lúc đốt, nếu nói không đau là tự dối người. Như vậy, lúc bị đốt có đau hay không? Tuy có đau, song phải hoan hỷ thọ nhận, vì tự mình đã phát nguyện. Do đó, bạn cần phải chân chính phát tâm Bồ đề, không chỉ là đốt liều, thậm chí tổn hao phế quản cũng nên hoan hỷ nữa. Bậc đại Bồ tát một khi phát tâm, đối với người khác có thể bố thí ân đức, bố thí tai, mắt… Nếu như bạn không biết xả bỏ, ngoại tài không xả được thì làm sao xả bỏ nội tài? Hiện nay, tìm một người bố thí một sợi lông mày cũng không có, đừng nói gì đến bố thí mắt. Thế nên, tất cả hoàn toàn đều do quan niệm mà ra, như vãng sinh hay không cũng do quan niệm của mỗi người. Không có ai lúc ngồi mà không đau, khi đau đến mà không khởi tâm sân hận sẽ khó có thể nhận chịu. Nhưng nếu phát tâm Bồ đề cứu người, đau đớn có thể nhận chịu được, cho đến việc tổn hao phế quản cũng vậy, vì thế, làm hay không là tùy ở chúng ta.

Phật pháp nói vạn hạnh đều có thể hồi hướng Tây phương. Nếu bạn lấy tâm hoan hỷ mà dụng công, lấy công đức hồi hướng về đó, được vậy, chẳng những không chướng ngại cho việc vãng sinh mà còn làm tăng trưởng công đức vãng sinh của bạn. Cho nên, làm hay không đều tùy thuộc ở nơi có phát tâm Bồ đề hay không của mọi người.

rích PHÁP HẢI THÍCH NGHI

HÒA THƯỢNG DIỆU LIÊN

THÍCH TÂM AN dịch

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments