Lận đận trong việc vô ơn bội nghĩa

-

Trong chuyện nhân quả kể rằng, ngày xưa có một người rất nghèo khổ, lận đận trong công việc, mãi cũng không xin được việc hoặc làm thời gian ngắn thì bị đuổi.

Một hôm, người này đến gặp vị Thiền sư để hỏi về nguyên nhân cuộc sống vì sao lại long đong, lận đận như thế. Vị Thiền sư là bậc Thánh Tăng đắc đạo mới nói rằng: “Nhân duyên trong tiền kiếp của ngươi không có gì lạ. Đó chính là tâm vô ơn của ngươi đối với người đã giúp đỡ mình, với bậc bề trên của mình”.

Trong một tiền kiếp trước, anh ta làm nghề kéo xe tay chở người. Vì chịu khó nên thường được ông chủ giao việc. Hôm đó, người chủ giao cho anh đi kéo xe cho vị quan đang có việc gấp. Trên đường đi, anh ta làm quen được với vị quan, lại nhờ được ông quan giúp đỡ cho một chỗ làm tốt, mức lương tốt, công việc nhàn hạ, không làm việc kéo xe nữa. Tuy nhiên, khi có được việc làm mới, anh ta đã dứt áo đi ngay, không nói lời từ biệt, cảm ơn với ông chủ quản lý của mình ngày xưa. Do với tâm vô ơn không nghĩ đến công lao của ông chủ cũ đã giúp cho anh ta chuyển nghề, được làm ở nơi tốt nên hiện tại anh bị quả báo như vậy.

Trong một tiền kiếp khác, anh ta là một vị trưởng giả giàu có, nhưng chưa có danh phận nên đã nhờ người mối lái cho mình một chức quan. Mối lái thì phải mất tiền nhưng anh ta không trả tiền ngay và hứa khi nào anh nhận chức sẽ trả tiền cho ông mối này. Thế nhưng, sau khi anh ta được bổ nhiệm chức quan rồi thì lại trở mặt, quỵt không trả tiền người đã giúp mình.

Do nhân duyên này, anh ta bị quả báo là bị cản trở trên con đường sự nghiệp. Trong kiếp quá khứ kia phải làm người kéo xe do gieo hai nhân:

– Thứ nhất, do quỵt tiền nên anh làm nghề không ổn định, phải làm nghề kéo xe, làm người hầu kẻ hạ cho người khác, kéo xe lấy sức mà trả nợ cho người ta.

– Thứ hai, anh không thể có công danh vì khi anh được làm quan, anh lại vô ơn với người giúp đỡ mình, bội bạc với việc này. Khi anh làm quan anh ở trên bao nhiêu người, bây giờ anh phải ở dưới cho người ta cưỡi lên lưng anh.

Trong Pháp giới này, chúng ta thấy nhân duyên trùng trùng điệp điệp, việc này làm nhân cho việc kia, rồi lại làm duyên cho việc khác. Cho nên, chúng ta hiểu được lý nhân duyên quả là thấu được đạo, nhưng không phải ai cũng hiểu được dễ dàng.

Thứ nữa, chúng ta nhớ mình là đệ tử Phật thì dù ai giúp mình một giọt nước, mình cũng phải nhớ. Công người ta giúp mình dù nhỏ như hạt bụi thì mình cũng phải tri ân. Đức Phật dạy rằng, người ta làm ơn thì mình phải nhớ, mình thi ân (giúp đỡ) cho người thì mình phải quên. Đó mới là đức của người con Phật.

QUẢ BÁO VIỆC ÁC HẠI PHẬT PHÁP CỦA VUA CHU VŨ ĐẾ

Theo sử sách Trung Quốc, vào thời Nam Bắc triều, Phật giáo ở Bắc Chu và Bắc Tề đều rất hưng thịnh. Sau khi lên ngôi vua ở Bắc Chu, vua Chu Vũ Đế khởi ý nghĩ: “Người xuất gia là không có tài sản, không lao động lại không phải nộp thuế má, làm giảm thiểu đi thu nhập tài chính của quốc gia, ảnh hưởng đến đại nghiệp thống nhất thiên hạ”. Sau đó, ông mới hạ chiếu, đoạn dứt Phật giáo cho đến đạo giáo, tượng thờ, kinh sách đều phải tiêu hủy, bãi bỏ sa-môn (tức là các vị Tăng Ni), lệnh cho tất cả vị đạo sĩ phải hoàn tục.

Nhiều nơi tượng Phật bị nung chảy, kinh thư bị đốt bỏ, tháp Phật bị phá hủy, chùa chiền trở thành nơi ở của kẻ phàm tục, toàn bộ Tăng Ni bị bắt buộc phải hoàn tục làm dân thường. Và lúc này, có không ít Tăng nhân đã lên kinh thành để bảo vệ Phật Pháp, trình bày lẽ phải trái với Chu Vũ Đế nhưng đều bị nhà vua đàn áp, đuổi đi.

Đến năm 557, sau khi Chu Vũ Đế tiêu diệt nước Bắc Tề thì ông lại ban bố một chiếu lệnh là loại trừ Phật giáo ở nước Bắc Tề khiến toàn bộ chùa miếu bị thiêu hủy. Khi đó, Ngài Hòa thượng Huệ Viễn (vị Tổ sư của Pháp môn Tịnh Độ) đã lớn tiếng lên án hành vi bạo ngược, lại khuyên răn vua Chu Vũ Đế nhưng nhà vua không nghe, vẫn ngang nhiên diệt Phật Pháp.

Kết quả là hơn bốn vạn ngôi chùa ở Bắc Tề trở thành phủ của các vương tôn quý tộc, hết thảy kinh Phật, tượng Phật đều bị phá hủy, Tăng Ni bị bắt hoàn tục, tài sản trong chùa bị đưa vào quan phủ.

Không lâu sau đó, vua Chu Vũ Đế tự nhiên mắc một bệnh rất kỳ quái, toàn thân nổi mụn lở loét, không có thuốc gì chữa được. Vua Chu Vũ Đế chết rất thảm, con của ông lên nối ngôi thì ba năm sau cũng bị diệt, nhà Tùy lên thay thế nhà Chu.

Qua các câu chuyện trên, mong rằng quý vị và các bạn hiểu được nhân và quả là có thật. Từ đó chúng ta nên tin sâu nhân quả, luôn tinh tấn tu tập Phật Pháp tu dưỡng bản thân và gieo trồng những hạt giống thiện lành để không phải nhận quả báo xấu sau này.

SƯU TẦM

P/s Đọc kinh, tụng chú, chép kinh, lạy Phật đều bằng cái tâm chơn thành chớ không phải đọc cho Phật nghe để mong cầu báo đáp cái kiều trao đổi bánh ít cho đi, bánh quy trở lại. Sở dĩ nhiều người cúng dường rất nhiều, nhưng lại không thể trở thành Phật, vì những người ấy, tuy làm nhiều việc thiện, làm nhiều việc công đức nhưng vẫn chưa thật sự làm từ cái tâm của mình, mà đâu đó vẫn còn len lỏi chút cảm giác hư vinh, kiêu ngạo, khẩu nghiệp, vọng ngữ, tà dâm, không có đức hạnh lại tham lam ích kỷ quá nhiều chứ chưa thật sự giác ngộ, rồi đổ thừa niệm Phật không linh. Người có làm che đậy mắt thế gian, nhưng không thể giấu được con mắt của Diêm Vương. Lưới trời lồng lộng, ai ngay ai gian đều phải chịu luật nhân quả không thể trốn thoát được. Phật không cần bạn viết chữ đẹp cho Phật coi. Chép kinh mà đồ không bằng viết câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Vì sao? Vì bạn đồ lại chớ tâm bạn có đọc lại cái nghĩa trong đó đâu và không hiểu nghĩa trong đó. Nhiều khi đồ lại còn thiếu dấu nữa. Cho nên làm ơn siêng năng tự chép chớ nên đồ. Vô ích. Phật muốn nhìn cái tâm. Nhớ là cái tâm chớ Khg phải viết mà cái đầu vẫn tham sân si giận ghét. Viết mà tâm Khg có thì vô ích.

Các bạn có thể thông qua hành vi này quyên góp tiền, cứu tế hiến máu nhân đạo, giúp đỡ người già cô quả, giúp đỡ trẻ em không nơi nương tựa bỏ học quay lại trường học tập, sửa cầu vá đường, phóng sinh … tiến hành tu sửa vận mệnh của bạn. Chỗ này là phép làm việc thiện để cải mệnh, tập ăn chay, tập bố thí, tập phóng sanh và tập mĩm cười và biết cám ơn mọi người dù họ đối xử không tốt với mình. Nhường cơm sẻ áo cho người nghèo, biết giúp đỡ bạn bè khi họ còn yếu kém.

Và điều quan trọng là làm việc gì cũng nghĩ cho người ta nhiều hơn cho mình thì càng ngày nhân lành của các bạn sẽ tăng lên. Cố gắng làm việc chăm chỉ, không lười biếng, không nên xin sự trợ giúp của ai khi mình còn đôi tay, còn cái đầu để phân biệt đúng sai. Đừng than trời trách đất vì sao mình khổ? Mà hãy cố gắng, cố gắng với tất cả sức khỏe mà làm việc. Không nên cầu xin ai hết khi còn đôi tay lành lặn mà cứ đi mãi xin hoài hoặc làm việc bất chánh thì phước càng không có, mà thành con nợ của kiếp kế tiếp.

Trong các bài viết tôi nói mạnh mẻ, huỵch toẹt cuối bài thường để câu Alisa nhắc nhở làm mọi người khó chịu. Tôi nhắc là vì các bạn ỷ lại, có khi đọc thoáng qua không hiểu nội dung nên tôi nhắc là vì vậy. Tôi biết, trong tâm mọi người không ưa, thậm chí ghét. Ai Khg thích có thể lui ra chớ phỉ báng trong đầu cũng là khẩu nghiệp đó. Cuộc đời này ngắn lắm, hơi đâu mà bỏ vào lòng giận với hờn. Tôi vì các bạn mà chia sẻ kinh nghiệm thôi chớ tôi không ăn tiền ăn bạc. Ai thấy không ưa tôi rồi nổi BỒ ĐỀ GAI (ghét) thì đó là tâm trạng của ganh tị đó

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments